Bạn cần hỏi, chúng tôi có câu trả lời
Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử. Đây là thông tin được mã hóa bằng khóa riêng của người gửi, được đính kèm theo văn bản nhằm đảm bảo cho người nhận định danh và xác thực đúng nguồn gốc, tính toàn vẹn của dữ liệu nhận được.
Chữ ký số được hiểu như con dấu điện tử của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức.
Hợp đồng điện tử trong giao dịch dân sự được áp dụng căn cứ
theo Bộ luật dân sự: 91/2015/QH13
Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự: Giao dịch dân sự thông qua
phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định
của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn
bản.
Căn cứ Luật kế toán: 88/2015/QH13
Điều 17. Chứng từ điện tử
Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có các nội dung
quy định tại Điều 16 của Luật này và được thể hiện dưới dạng dữ liệu
điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua
mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên vật mang tin như băng từ,
đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.
Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính bảo mật và bảo toàn dữ liệu,
thông tin trong quá trình sử dụng và lưu trữ; phải được quản lý,
kiểm tra chống các hình thức lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép,
đánh cắp hoặc sử dụng chứng từ điện tử không đúng quy định. Chứng từ
điện tử được quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản mà nó
được tạo ra, gửi đi hoặc nhận nhưng phải có đủ thiết bị phù hợp để
sử dụng.
Khi chứng từ bằng giấy được chuyển thành chứng từ điện tử để giao
dịch, thanh toán hoặc ngược lại thì chứng từ điện tử có giá trị để
thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính đó, chứng từ bằng giấy chỉ có
giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi và kiểm tra, không có hiệu lực
để giao dịch, thanh toán.
Điều 18. Lập và lưu trữ chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo
quy định tại Điều 17, khoản 1 và khoản 2 Điều này. Chứng từ điện tử
được in ra giấy và lưu trữ theo quy định tại Điều 41 của Luật này.
Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ trên các phương
tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và
phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.
Điều 19. Ký chứng từ kế toán
Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện
tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy.
STT | Tiêu chí | Hợp đồng điện tử | Hợp đồng truyền thống |
1 | Căn cứ pháp lý | Luật Giao dịch điện tử 2005, Bộ luật Dân sự 2005. | Bộ luật Dân sự mới nhất 2015 |
2 | Phương thức giao dịch | – Giao dịch bằng phương tiện điện tử hay còn
được gọi là giao dịch bằng văn bản
– Được ký bằng chữ ký điện tử |
Thông thường, hợp đồng truyền thống có các
phương thức sau:
– Bằng văn bản – Bằng lời nói – Bằng hành động – Các hình thức khác do hai bên thỏa thuận |
3 | Nội dung | Ngoài các nội dung như Hợp đồng truyền
thống, các bên giao kết hợp đồng điện tử có thể thoả
thuận về:
– Yêu cầu kỹ thuật – Chứng thực chữ ký điện tử – Các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật |
– Đối tượng của hợp đồng;
– Số lượng, chất lượng; – Giá, phương thức thanh toán; – Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; – Quyền, nghĩa vụ của các bên; -Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; – Phương thức giải quyết tranh chấp |